Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Chảy máu chân răng chính là một vấn đề phổ biến mà hầu hết tất cả mọi người đều sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời tại thời điểm nào đó. Về bản chất thì triệu chứng này có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn cần thay đổi thói quen chăm sóc răng mình của mình được khoa học và kỹ càng hơn. Vậy chảy máu chân răng là bệnh gì và cách chữa trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng với Nha khoa Ngọc Tuấn đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

10 Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng xuất hiện máu ở phần nướu răng do 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do các bệnh lý gây nên.

1.Do mảng bám trên răng

Mảng bám trên răng hay còn gọi là cao răng, là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về viêm nướu và viêm nha chu. Mảng bám tích tụ lâu ngày do thức ăn và vi khuẩn trên viền răng gây ra hiện tượng viêm và chảy máu liên tục.

2.Thiếu Vitamin gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng cũng là một dấu hiệu báo động của cơ thể, báo hiệu đang bị thiếu hụt 2 loại vitamin đó là vitamin C và K. Cụ thể vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm quá trình lành vết thương nhanh hơn còn vitamin K giúp quá trình đông máu nhanh, ngăn ngừa tổn thương của nướu răng.

Do vậy khi bị chảy máu chân răng thì hãy tăng cường bổ sung thêm 2 loại vitamin thiết yếu này ngay nhé. Bạn có thể thấy vitamin C dồi dào trong chanh, việt quất, bưởi,… Vitamin K có nhiều trong rau củ quả tươi như cần tây, cà rốt, cải bó xôi hay xà lách,…

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của việc thiết hụt vitamin C và K

3.Stress làm chảy máu chân răng liên tục

Khoa học chứng minh rằng khi lo lắng, căng thẳng kéo dài thì hệ miễn dịch sẽ suy yếu rõ rệt. Nếu như trong giai đoạn học tập, công việc hay gia đình có quá nhiều áp lực và bạn phát hiện mình hay bị chảy máu chân răng thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Thay vào đó hãy sắp xếp, điều tiết lại lượng công việc và dành cho bản thân thời gian thư giãn riêng là đã có thể giảm được stress đáng kể rồi đấy.

4.Rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh hoặc uống thuốc tránh thai cũng dễ gặp phải trường hợp bị chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do lượng Progesterone tăng cao khiến lượng máu đến khu vực nướu răng cao hơn mức bình thường. Từ đó dẫn đến chảy máu chân răng nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng nhé.

5.Do sử dụng bàn chải quá cứng

Lông bàn chải đánh răng quá cứng có thể tác động mạnh lên vừng nướu, sinh ra các tổn thương và xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Đồng thời, việc sử dụng lực quá nhiều khi đánh răng hoặc đánh răng không đúng hướng cũng dễ dẫn đến tình trạng chảy máu ở chân răng.

6.Do sử dụng chỉ nha khoa sai cách

Bên cạnh bàn chải đánh răng thì sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng sai cách cũng gây ảnh hưởng xấu lên vùng nướu. Lâu dần sẽ gây ra các tình trạng xấu như răng thưa, viêm nướu,…

7.Do thiếu hụt dinh dưỡng

Ăn uống không điều độ và thiếu chất cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Đặc biệt là việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích và thực phẩm cứng rất dễ gây tổn thương đến nướu.

8.Do sử dụng thuốc

Trường hợp chảy máu chân răng có thể xuất hiện khi bệnh nhân được chỉ định sử dụng các loại thuốc có công dụng chống đông máu. Một trong những tác dụng phụ thường thấy của thuốc này là tình trạng chảy máu chân răng.

9.Do sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết nếu diễn biến nặng sẽ làm giảm lượng tiểu cầu có trong máu. Lượng tiểu cầu giảm nhiều và nhanh gây nên tình trạng bầm tín và chảy máu chân răng, rất nguy hiểm. Lúc này người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

10.Do sử dụng thuốc lá

Thút thuốc lá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến nướu, lâu ngày có thể gây nên tình trạng chảy máu chân răng và cách bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Theo bác sĩ tại Nha khoa Ngọc Tuấn, chảy máu chân răng thực chất chính là tình trạng chảy máu phần lợi và nướu. Chúng xuất hiện rõ nhất khi vệ sinh răng miệng và chải răng hàng ngày. Bên cạnh chảy máu chân răng thì người bệnh có thể gặp kèm theo các triệu chứng điển hình như sưng nướu, hôi miệng,… Ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe răng miệng nói chung và làm mất tự tin khi giao tiếp do có mùi hôi khó chịu.

Thực tế chảy máu chân răng hoặc chân răng bị chảy máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý về răng lợi như viêm nướu, viêm nha chu,… hoặc có thể do vấn đề sức khỏe khác. Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thắc mắc chảy máu chân răng là bệnh gì?

Chảy máu chân răng là dấu hiệu của các bệnh về viêm nha chu

Bệnh viêm nướu

Xuất phát từ vệ sinh răng miệng sai cách, mảng bám tích tụ nhiều lâu ngày sẽ hình thành lên cao răng. Cao răng hay còn gọi là vôi răng rất cứng, bám chặt vào trong các kẽ răng và nướu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại tấn công rồi gây ra viêm nướu.

Một số biểu hiện cụ thể của viêm nướu gồm: vùng nướu sưng răng, tấy đỏ và dễ tổn thương. Ngay khi có tác động nhẹ cũng chảy máu chân răng liên tục.

Viêm nha chu

Viêm nướu nếu kéo dài ngày một nặng hơn thì vùng lợi tổn thương chắc chắn lan rộng gây tụt nướu và bệnh viêm nha chu. Nặng hơn sẽ dẫn đến tiêu xương hàm, răng lung lay và mất răng. Khi gặp phải trường hợp này thì việc đầu tiên bạn cần phải làm chính là điều chỉnh lại cách vệ sinh răng miệng hàng ngày khoa học hơn.

Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng dịch mũ tích tục gây nhiễm trùng bên trong răng, và chảy máu chân răng. Áp xe răng thường xuất hiện cùng những cơn đau kéo dài, sốt kèm theo phần nướu sưng to.

Bệnh tiểu đường

Chảy máu chân răng là bệnh gì thì có thể sẽ dấu hiệu của chứng rối loạn chuyển hóa lượng đường, insulin trong máu. Theo như báo Express của Anh thì tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị viêm nha chu thường cao gấp hai hoặc ba lần so với người có sức khỏe tốt. Trong đó chỉ có khoảng 3% số người bị tiểu đường may mắn không bị viêm nha chu.

Bệnh về gan và thận

Như đã chia sẻ ở trên, vitamin K có tác dụng giúp tăng đông máu. Do vậy khi mắc phải bệnh thì gan và thận cũng sẽ mất đi chức năng tổng hợp hoạt chất làm đông máu từ lượng vitamin K nạp vào. Khi đó cũng gây ra chảy máu chân răng. Tốt nhất bạn hãy đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện cũng như chữa trị bệnh kịp thời nếu không may mắc phải nhé.

Bệnh về gan và thận cũng gây chảy máu chân răng\

Bệnh ung thư máu

Cuối cùng chảy máu chân răng thường xuyên còn là dấu hiệu của căn bệnh ung thư máu. Khi đó những tế bào ung thư phát triển dần thì hiện tượng xuất huyết trong xảy ra làm chảy máu chân răng liên tục. Cộng với đó cơ thể bị suy yếu rõ rệt. Khi gặp phải triệu chứng này thì mọi người cũng đừng xem nhẹ mà hãy đi thăm khám kiểm tra ngay để tránh bệnh tiến triển nặng nề hơn.

Cách trị chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả 

Cách chữa trị chảy máu chân răng hiện có nhiều giải pháp khác nhau. Một trong số những giải pháp đầu tiên mà người bệnh nên làm đó chính là vệ sinh răng miệng khoa học và lấy cao răng định kỳ. Cụ thể:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chải răng sạch là điều cực kỳ cần thiết. Hãy chải răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng ngủ dậy và lúc trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chất lượng hoặc các loại kem đánh răng dược liệu, tránh chải răng qua loa mà hãy đánh nhẹ nhàng, cẩn thận.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bổ sung nhiều hoa quả chứa vitamin C như táo, chanh, cam, quýt, cà rốt,… Việc sử dụng nhiều rau củ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng tại chỗ cực hiệu quả. Đồng thời xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Lấy cao răng

Định kỳ 6 tháng/lần hãy lấy cao răng. Nếu như bệnh chảy máu vùng chân răng kéo dài thì tốt nhất bạn hãy đi thăm khám để được kiểm tra và điều trị.

Dùng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Tùy thuộc vào nguyên nhân chảy máu mà bệnh nhân hãy dùng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng phù hợp nhất.

  • Nhóm thuốc điều trị chảy máu chân răng corticosteroid như prednisolon, dexamethason,… kháng viêm mạnh mẽ giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, hôi miệng, đau răng.
  • Nhóm kháng sinh beta-lactam, macrolid, tetracyclin có tác dụng giúp diệt khuẩn, điều trị bệnh viêm nha chu nặng.
  • Nhóm kháng viêm không steroid như diclophenac, ibuprofen và meloxicam,… giúp giảm nhanh triệu chứng tấy đỏ, sưng viêm, áp xe răng,… Chống chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng,…

Vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kỳ là biện pháp phòng ngừa chảy máu răng hiệu quả

Theo lời khuyên từ nha sĩ thì mỗi chúng ta cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đánh đúng nguyên tắc chải nhẹ theo chiều dọc răng trong 3 phút. Hãy chọn loại bàn chải lông mềm để tránh tổn thương do nướu là vùng mô mềm nhạy cảm. Ngoài đánh răng thì hãy kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn khi dùng xong và đừng quên lấy cao răng định kỳ để tăng thêm phần tự tin nhé.

Như vậy chảy máu chân răng không chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến răng miệng mà nó còn là dấu hiệu của nhiều mối lo ngại khác về sức khỏe. Việc tìm hiểu rõ chảy máu chân răng là bệnh gì sẽ giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Bạn càng kiểm soát sớm thì ít phải điều trị can thiệp cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh lý khác. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp miễn phí thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa Ngọc Tuấn qua số hotline 0933 528 338 nhé!

————————————————

NHA KHOA NGỌC TUẤN

📍 Địa chỉ: 662 Lý Bôn, TP Thái Bình
☎️ Hotline: 0933 528 338 – 0827 126 222

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0933528338