Răng khôn khi mọc gây nên nhiều cảm giác khó chịu, đau nhức cho chúng ta. Tùy từng người mà thời điểm mọc răng khôn sẽ khác nhau. Vậy dấu hiệu mọc răng khôn để bạn dễ dàng nhận biết như thế nào? Nếu bạn đang có những băn khoăn đó thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn.
Răng khôn là răng nào? Qúa trình mọc răng khôn?
Răng khôn còn được gọi là răng số 8, là những chiếc răng hàm mọc ở vị trí cuối cùng ở mỗi bên hàm. Những chiếc răng này thường xuất hiện ở những người từ 18 tuổi trở lên. Chúng được gọi là răng khôn bởi mọc khi con người chúng ta đã trưởng thành.
Răng khôn mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi
Răng khôn có hình dáng giống với các răng hàm lớn, tuy nhiên diện tích và hình dáng khá phức tạp. Thực tế răng khôn mọc cuối vòm miệng, nơi chật hẹp không đủ vị trí nên rất dễ mọc lệch, chen lấn răng khác.
Ngoài ra cũng có trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch làm cho nướu răng bị sưng tấy và viêm. Tuy nhiên không phải ai cũng đều mọc răng số 8 này, tùy cấu trúc hàm của mỗi người khác nhau.
06 Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn
Răng khôn mọc lệch khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống. Với những dấu hiệu mọc răng khôn bất thường nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến ảnh hưởng sức khỏe.
1.Sưng lợi răng khôn
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi răng khôn số 8 mọc là sưng lợi. Bởi răng khôn mọc có kích thước quá to chen lấn với các răng hàm khác và chưa trồi lên được gây sưng lợi. Sưng lợi gây ảnh hưởng đến việc nhai nuốt thức ăn và dễ cắn vào lưỡi má.
2.Cảm giác đau nhức, khó chịu
Khi bị mọc răng khôn bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng răng mọc và lan ra vùng xung quanh. Ngoài ra là những biểu hiện khác như hôi miệng, chảy máu, nhức đầu. Trường hợp răng khôn mọc lệch làm hỏng chân răng kế bên hoặc làm lợi bị tổn thương.
Một số biến chứng nguy hiểm khi không xử lý kịp thời như viêm lợi trùm, sâu răng, u nang.
3.Sưng má
Trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngang, mọc ngược gây nên dấu hiệu sưng má. Bởi lúc này do không đủ chỗ răng khôn mọc sẽ đâm lên xương hàm khiến sưng má và dưới hàm. Sưng má khiến bạn ăn uống khó khăn và ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa.
Ngoài ra còn có những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết.
Sưng má là dấu hiệu mọc răng khôn bạn nên biết
4.Cơ thể sốt, nổi hạch
Dấu hiệu mọc răng khôn tiếp theo mà bạn có thể phải chịu là sốt và nổi hạch ở cổ. Nguyên do cơn đau nhức dữ dội và nhiễm khuẩn khiến bạn phát sốt.
5.Xuất hiện mủ và hơi thở có mùi hôi
Khi mọc răng khôn khiến vùng nướu bị tổn thương kết hợp với mảng bám thức ăn khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trường hợp răng khôn bị áp xe do mắc kẹt thức ăn không vệ sinh được gây vi khuẩn phát triển và viêm nhiễm.
Mọc răng khôn xuất hiện mủ trắng kèm chút máu là trường hợp khá nguy hiểm. Vì thế bạn cần đến bệnh viện, phòng khám nha khoa để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
6.Chán ăn, ăn không ngon
Khi mọc răng khôn bị đau nhức khiến cơ thể mệt mỏi, nhai thức ăn khó khăn khiến bạn cảm thấy chán ăn. Ngoài ra việc ăn khiến thức ăn chạm phải phần lợi bị sưng nên bạn cảm thấy ăn không ngon. Chán ăn, ăn không ngon khiến cơ thể bị mất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết hướng mọc của răng khôn
Cách để nhận biết chính xác vị trí và phương hướng mọc của răng khôn, bạn cần đến bệnh viện (khoa răng hàm mặt) hoặc các cơ sở nha khoa để chụp X-quang.
Tốt nhất, khi bạn nhận thấy các dấu hiệu mọc răng khôn thì nên đến ngay các cơ sở trên để kiểm tra. Khi đó, dựa vào tình hình răng mọc mà nha sĩ có thể khuyên bạn nhổ răng khôn trước khi răng phát triển.
Răng khôn mọc hàm dưới
Đa số, mọi người đều sẽ mọc răng khôn hàm dưới với tình trạng sưng đau, phát sốt và cứng cơ hàm. Với tình trạng này, mọi người cần đến nha khoa để kiểm tra hướng răng mọc.
Thông thường, bạn sẽ được kê đơn thuốc để giảm đau, giảm sưng viêm. Sau khi, răng trở về tình trạng ổn định, lúc này bạn cần quay lại để chụp phim X-quang. Nếu răng khôn mọc lệch, các nha sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý thỏa đáng, dựa theo hướng mọc răng.
Răng khôn mọc hàm trên
Mọc răng khôn hàm trên thường ít gặp hơn hàm dưới. Phần lớn mọi người đều ít khi mọc răng khôn hàm trên. Hoặc có mọc nhưng không gây ra các triệu chứng đau hay các dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
Nếu bạn mọc răng khôn hàm trên và có các dấu hiệu mọc răng như: đau nhức, sốt, sưng má, nướu, …. thì nên đến nha khoa kiểm tra. Tại đây, bạn sẽ được chụp phim để xác định hướng mọc và có phương án xử lý kịp thời.
Răng khôn mọc thẳng
Răng khôn mọc thẳng, dọc, đầy đủ, phát triển bình thường như các răng khác trong khung hàm là trường hợp hiếm gặp. Nếu bạn may mắn có răng khôn mọc thẳng, không gây ra các triệu chứng gì thì có thể an tâm chăm sóc nó như các răng khác.
Tuy nhiên, một số trường hợp răng khôn mọc thẳng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như mọc lệch. Chẳng hạn như:
- Răng mọc thẳng và không bị xương và nướu cản trở, nhưng không có răng đối diện để ăn khớp. Khi đó, nó có thể trồi dài đến hàm đối diện, tạo ra một bậc thang giữa các răng, gây ra sự nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm. Trong trường hợp này, việc nhổ răng khôn là cần thiết.
- Răng mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng có hình dáng bất thường, dị dạng hoặc nhỏ. Khi đó, nó có thể gây ra sự nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến sâu răng, viêm nha chu cho răng kế bên. Do đó, việc nhổ răng khôn là cần thiết.
Răng khôn mọc ngang
Răng khôn mọc ngang là tình trạng răng mọc lệch ~90 độ so với răng hàm số 7. Khi đó, răng khôn mọc ngầm dưới xương hàm, và cần phải chụp X-quang mới có thể quan sát được.
Đây là tình huống mọc răng nguy hiểm. Vì nó sẽ có xu hướng đâm vào răng hàm số 7 kế cận. Nếu không nhổ răng khôn mọc ngang kịp thời, sẽ gây ra sự hình thành u nang răng. Trong một số tình huống nghiêm trọn, bạn có thể bị mất răng số 7.
Răng khôn mọc lệch ra má
Nếu răng khôn mọc lệch ra má, nó có thể cọ sát với má và gây ra cảm giác cộm và khó chịu khi nói hoặc ăn nhai. Nghiêm trọng, nó có thể gây chảy máu và viêm loét trên niêm mạc má.
Một số trường hợp, má có thể bị sưng, phồng đỏ trên mặt và gây mất thẩm mỹ. Lâu dần, triệu chứng viêm loét có thể trở thành một ổ nhiễm trùng và lan rộng. Từ đó, nó sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
Lợi trùm răng khôn
Lợi trùm răng khôn là tình huống răng bị che phủ bởi lợi (lợi trùm). Biến chứng lợi trùm răng khôn xảy ra khi một vạt nướu đè lên phía trên, ngăn răng khôn không thể trồi lên hoàn toàn. Khi răng khôn kích thích vùng lợi, điều này có thể gây ra viêm nhiễm, sưng tấy và dẫn đến bệnh viêm lợi trùm.
Mọc răng khôn có nguy hiểm hay không?
Việc mọc răng khôn lệch, không thẳng gây đau đớn và nhiều phiền toái cho chúng ta. Vì thế hầu như răng khôn đều phải nhổ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, áp xe.
Răng khôn mọc lệch gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như áp xe, viêm nướu lợi… Trường hợp răng khôn mọc lệch mà không được can thiệp làm cho xương xung quanh răng bị phá hủy.
Mọc răng khôn lệch gây đau đớn, sưng lợi
Cần làm gì khi mọc răng khôn?
Một số cách làm giảm bớt triệu chứng đau nhức khó chịu do mọc răng khôn như sau:
- Chườm lạnh bằng đá tại vị trí đau khoảng 15-30 phút để hiệu quả giảm đau tốt nhất.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trú ngụ. Tốt nhất nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh hàng ngày.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn thức ăn quá cứng, nên ăn thức ăn mềm. Bổ sung thêm vitamin, nước ép trái cây nếu bạn gặp khó khăn khi nhai nuốt. Tránh việc ăn thức ăn cay nóng gây đau nhức chỗ viêm sưng.
- Trường hợp cơn đau kéo dài và nặng nề bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau phù hợp.
- Nên tới các cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám và điều trị nếu cần thiết. Lưu ý nên chọn địa chỉ y tế uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Bài viết tiết lộ đến bạn những dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất. Mỗi người sẽ có thời điểm mọc răng khôn khác nhau. Tuy nhiên thông thường mọc răng khôn lệch sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ khi răng bạn bị mọc lệch và tình trạng đau nhức kéo dài. Xin vui lòng liên hệ với Nha Khoa Ngọc Tuấn theo hotline 0933 528 338 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
————————————————